Sự “Thịnh Vượng” không phải chúng ta có bao nhiêu tài sản, mà là tiền mặt/dòng tiền của chúng ta mạnh như thế nào!

Dòng tiền

Có lẽ trong suốt 1,5 năm kinh tế khó khăn, suy thoái đi qua ai cũng cảm nhận cái nỗi đau khi không có dòng tiền đều đặn

Bao năm qua chúng ta coi thường việc gửi tiết kiệm ngân hàng, coi thường việc giữ tiền mặt “lo lắng” tiền mất giá…. Bệnh nặng cứ có tiền là Mua đất và rồi chẳng còn đồng nào để chi tiêu, mua sắm BĐS trong giai đoạn Tốt như bây giờ

Gia đình bố mẹ và Hưng cũng vậy! Tài sản ( có thể nói là khá nhiều )… NHƯNG lại không có dòng tiền đủ lớn để chi trả cho 1 số thứ

  • Thấy mảnh đất NGON biết chắc mua sẽ thắng nhưng không có tiền mua
  • Cần đi du lịch cũng không có dòng tiền lại phải cắm sổ đỏ vay ngân hàng hoặc rút sổ tiết kiệm ( khoản mà không nên đụng tới trừ trường hợp quá cần thiết)
  • Thấy cơ hội kinh doanh tốt nhưng lại không có tiền để đầu tư
  • Biết có mô hình dòng tiền tốt hơn cả CCMN nhưng lại ngậm ngùi chỉ biết nhìn và thèm

=> Bán tài sản đang có đi thì lại tiếc vì cũng giảm giá so với hồi đỉnh…. ( Tải sản bố mẹ Hưng đa phần tính thanh khoản rất cao nên có thể bán được luôn)

Và rồi lại ngồi với nhau để chia lại mọi thứ cho phù hợp nhất!

Xưa nay, chúng ta hay khoe với nhau có bao nhiêu đất, có bao nhiêu sổ đỏ,… NHƯNG không mấy ai khoe là có dòng tiền từ BĐS, hay có nhiều tiền mặt

Hoạch định tài chính cá nhân

Vậy nên chúng ta cần hoạch định tài chính cá nhân 1 cách ổn định và phù hợp trước khi tạo ra Cash inflow ( Dòng tiền)

Nguyên tắc: của Hưng là An toàn cho mình và gia đình trước khi đầu tư BĐS hay bất kỳ loại hình đầu tư nào khác

Công thức sẽ khác nhau cho từng gia đình mọi người có thể tham khảo để đưa ra giải pháp cho bản thân và gia đình

…. Công thức này dựa trên những gì Hưng được học của một người thầy về tài chính cá nhân hàng đầu Việt Nam đang có mặt trong Group TSI

và may mắn được phỏng vấn hơn 40 Triệu Phú tự thân ( Tài sản > $ 1M) và 12 Người trong giới Siêu Giàu đa phần ngoài 45 tuổi ( Tài sản > $ 30tr Dollar)

Mọi người chia theo từng giai đoạn từ lúc Ít $ -> Lúc nhiều $ nhé

  • 50 – 10% ( Mua sắm + thiết yếu)
  • 10 – 80% ( Đầu tư BĐS ) Việt Nam văn Hóa gia đình lo lắng cho con cái về sau nên BĐS vẫn tăng tốt trong 25 – 30 năm tới

Bài phân tích chi tiết ở đây:

  • 20 – 3% ( Học tập bản thân gia đình ) chúng ta hay để ý đến việc mua đất đai, nhà cửa, vàng, coin, chứng khoán nhưng lại quên mất đi là cho bản thân mình được phát triển… Học tập là con đường nhanh nhất để tăng thu nhập => Tạo ra dòng tiền => Tiết kiệm => Đầu tư => Tạo ra dòng tiền thụ động => Lãi kép => Thịnh vượng
  • 10 – 3% ( vui chơi, hưởng thụ) đừng quên thưởng cho bản thân và gia đình mình những chuyến du lịch ý nghĩa….
  • 5 – 1% ( Từ thiện ) kiếm được thì nên cho đi, văn hóa Việt Nam lá lành đùm lá rách
  • 5% – 3% ( Bảo hiểm + lương hưu ) Nên có để phòng thân

Dòng tiền đầu tư cho bất động sản

Vậy còn các mốc thu nhập/ dòng tiền khác nhau sẽ chia như nào cho đầu tư BĐS?

Mức gợi ý Hưng ra như sau, dành cho anh chị đang sống ở Hà Nội, HCM hoặc các TP lớn có mức phí thuê nhà, mua nhà, chi tiêu cho tiêu dùng cao

  • 50 – 100tr ( 10% )
  • 100 – 300tr ( 15 – 25%)
  • 300 – 600tr ( 30 – 50%)
  • 600 – 1 tỷ ( 55 – 70%)
  • Trên 2 tỷ thì 80% ( Có vài anh chị trong nhóm mình đạt được rồi nên Hưng viết tới đây thôi )

Càng cao thì con số lại càng tăng lên tùy nhu cầu gia đình… Tuy nhiên trên là con số An toàn

Còn cách tạo ra dòng tiền thì năng lực mỗi người, hoặc tìm kiếm 1 khóa đi học về Tài chính nhé! Trong này ngoài phạm trù em chia sẻ… Ai cần thì em sẽ chia sẻ cách tạo dòng tiền riêng cho phù hợp

Lưu ý:

“Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó”

p/s: Mọi người yêu quý ai hãy tag và thêm họ vào dưới bài viết này để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này, an toàn về mặt tài chính và vượt trội trong đầu tư BĐS nhé… Cảm ơn cả nhà.

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

LIÊN HỆ TƯ VẤN

THÁI HƯNG TSI

Bài viết liên quan

ĂN XỔI Ở THÌ

Người ta hay nói Ăn xổi ở thì, Tiêu hết sạch tiền tiết kiệm ở độ tuổi U40 vào du lịch: Món hời hay hiểm

Read More »